Chỉnh phao với cách câu "waggler"

Admin 05/04/2017
Một thao tác không thể nói là dễ, nhưng cũng không phải là quá khó, nếu như bạn đã quen tay. Đặc biệt trong cách câu waggler, một phương pháp câu phao cá trắng với cần có gắn máy câu đã từng được caucavietncam.com đề cập rất nhiều trong trang web này; thì công đoạn chỉnh phao cho thật chuẩn xác trước khi thả mồi là điều kiện thiết yếu để mang lại cho bạn những gì mong muốn sau một buổi câu.

 

Tuy nhiên, có điều mà dân câu cần tay "chuyển ngành" cần nên lưu ý: tạm thời, bạn nên quên hết những thói quen chỉnh phao từng ứng dụng trong thuật câu tay, bởi nhiều lý do. Nhưng cơ bản ta cần nhận thức : trước hết, với cách câu waggler, thao tác thăm dò đáy nước để chỉnh phao cách xa bờ trong khoảng từ 15 đến 30 mét, sẽ không thể nào chính xác đến từng (cm) giống như cách đo độ sâu đáy nước bằng một chiếc cần tay "Roubaisienne

 

" dài 11 > 12 mét, để sau đó thả mồi ngay dưới đầu cần ! Phài nói, trong cách câu "waggler", điều này gần như không thể nào thực hiện được theo như ý muốn, và cũng không phải là điều kiện tối cần thiết để có thể gặt hái thành quả ! Mấu chốt của công đoạn chỉnh phao với cách câu "waggler", theo tôi, bạn chỉ cần quan tâm 2 yếu tố : chỉnh như thế nào khi thả câu ở vùng nước tĩnh (ao hồ), và chỉnh làm sao ở vùng nước động (sông ngòi) ?

 

Một vài loại phao waggler : trái (phao dùng trong mọi thời tiết), phải (phao dùng để câu thật xa bờ)

 

Chỉnh phao ở vùng nước tĩnh :

 

Bây giờ, chúng ta bắt đầu cùng nhau nghiên cứu cách "chỉnh phao ở vùng nước tĩnh", vì trong mọi thể loại câu (ngoại trừ trường hợp bất đắc dĩ), hầu như mọi người đều bắt đầu tập hay học câu ở những nơi mà điều kiện câu được cá không quá khó khăn, ví dụ : vùng nước lặng, không chảy, cá được nuôi thả nhiều và đồng thể, đáy nước quang đãng và được dọn dẹp rất sạch sẽ gần như không có bất cứ vật cản nào...(như hồ câu cá tính tiền theo giờ hay theo trọng lượng chẳng hạn).

 

Trong kỹ thuật câu waggler, thao tác chỉnh phao ở những nơi không có dòng chảy như : hồ, ao, vũng cảng, đầm... không mấy khó, dù rằng bạn có tỉ mỉ đến đâu đi nữa (cũng chỉ đến vậy). Có 2 phương pháp :

 

1- Chỉnh phao với đường câu đã sẵn sàng để dùng ngay (được cân đo với chì trước tại nhà), hoặc

2- Chỉnh phao với một đường câu tạm, phao được lắp ráp trên cước trục với vài viên chì kẹp, sau đó toàn bộ đường câu sẽ được cân/đính chì lại, khi đã xong công đoạn thăm dò, đo đạt chiều sâu của vùng nước.

 

Nhưng cần nên lưu ý : cả 2 trường hợp trên, thẻo câu luôn được buộc/móc vào dây câu chính (trục), trước khi thực hiện công việc thăm dò đáy nước.

 

Trong 2 phương pháp vừa nêu. Cá nhân tôi, phương pháp thứ hai là cách mà tôi thường hay áp dụng bởi lý do đơn giản là tôi chẳng bao giờ cân phao trước tại nhà, tất nhiên là cũng có nhiều nguyên do, nhưng nguyên do dễ hiểu nhất là : một đường câu lắp ráp và cân đo sẵn tại gia, sẽ tạo thêm 1 mối nối thứ hai (cước trong máy và đường câu), ngoài mối nối thẻo vào trục, khi sử dụng. Và điều này, những người dày kinh nghiệm đều nhận thức rõ khuyết điểm của nó.

 

Để thăm dò địa hình và chiều sâu của đáy nước, bạn cần phải dùng một vật nặng nào đó để có thể nhận chìm phao. Trong trường hợp này (chỉnh phao vùng nước tĩnh), tôi dùng một viên chì dò đặc chủng, kiểu "hàm ếch" (hình trái). Loại chì dò này, khi sử dụng, bạn chỉ cần bóp vào 2 vành tai bật của nó, miệng viên chì sẽ há ra như một cái hàm ếch. Sau đó, bạn chỉ cần đặt lưỡi câu vào vòm họng của viên chì và thả tay ra, nhờ 1 lò xo bật thiết kế bên trong, "hàm ếch" sẽ đóng lại và giữ chặt lưỡi câu bên trong nó, cho dù lưỡi câu đã được móc sẵn mồi. Thật sự rất tiện dụng.

 

Nhưng bất cứ gì cũng có ưu và khuyết điểm. Kiểu chì dò "hàm ếch" thường được dùng trong câu tay hơn là câu máy. Tự vì nếu cần phải vút mạnh để đạt tầm xa, thì rủi ro chì dò văng một nơi, thẻo lưỡi đi nơi khác là chuyện không hiếm ! Vì thế, có rất nhiều cách để "dìm phao" : bằng chì dò tự chế (kẹp 1 viên chì bấm nặng vài gam vào cuối thẻo lưỡi) hay là cột 1 viên đá cuội hoặc hòn sỏi vào lưỡi câu cũng là một cách khi mà bạn chẵng còn cách nào khác hơn.

 

 

 

Ở bờ nước :

 

Việc đầu tiên cần quan tâm trước khi đo đạt độ sâu của đáy nước để chỉnh phao là : kiểm tra lại cước câu trong máy và trên các khoen treo cước của cần câu có bị vướng mắc và thoát cước được dễ dàng không. Tiếp đến, phao đã được cố định chắc chắn trên đường câu hay chưa ?

 

Cũng cùng một tháo tác như đang câu thật sự. Sau khi liệng phao và chì dò, và trong khi cước câu thoát ra ngoài, tôi luôn đè nhẹ ổ cước bằng một ngón tay để kiểm soát tốc độ xả dây đồng thời để hãm nhẹ dây khi chì vừa chạm mặt nước, mục đích để có thể duỗi thẳng dây, tránh nguy cơ phao và chì bị quấn mắc vào nhau khi chìm vào trong nước.

 

Sau khi liệng, nếu không có gió, bạn có thể để đầu đường câu trải dài tự nhiên trên mặt nước, trong khi đó, phao sẽ bị vùi mất hút xuống dưới mặt nước do bởi trọng lượng của chì dò, chứ không ngoi lên như khi buông câu bình thường (hình A1, dưới). Điều cần nhớ khi thực hiện thao tác này : đoạn dây cước từ đọt cần đến phao sẽ không được căng, cũng như vòng bán nguyệt quấn cước (pick-up) trên máy câu phải luôn được mở.

 

Trái : 1, 2, 3 = các bước chỉnh phao - Phải : chì dò "hàm ếch"

 

Ở bước đầu tiên, chiếc phao một khi đã được liệng vào trong nước, nhưng lại không thấy nổi lên nữa, sự kiện này cho thấy : chiều dài cước câu tính từ chì dò đến chân phao ngắn hơn độ sâu của vùng nước, nơi mà bạn đang thăm dò. Quay máy cuốn dây để thu hồi phao và chì, tôi kéo phao lên cao hơn một chút về hướng đầu cần, và liệng phao và chì trở lại vào đúng ở điểm đã dò lần trước. Lần này, sau khi chì đã chạm đáy, thì phao ngoi và nổi phềnh trên mặt nước (hình A2, trên), trường hợp này thì ngược lại với trường hợp đầu : độ sâu của vùng nước ngắn hơn chiều dài cước câu tính từ chân phao đến chì dò.

 

Thâu chì dò và phao trở lại, tôi đẩy phao xuống một chút hướng về phía thẻo câu, và liệng chúng vào trong nước. Cứ vậy, liệng ra và thâu vào để chỉnh vị trí của phao trên đường câu cho đến khi phao chỉ còn nổi ra ngoài mặt nước đầu ăng-ten có sơn màu đỏ phản quang (hình A3, trên), thì thao tác chỉnh phao xem như đã chuẩn : Khoảng cách từ đáy đến mặt nước bằng chiều dài cước câu tính từ chì dò đến chân ăng ten (phần đọt phao sơn đỏ còn nhô ra ngoài mặt nước).

 

BBT : Trong thao tác đo đạt chiều sâu của vùng nước với kỹ thuật "waggler", không nhất thiết là bạn chỉ cần liệng ra và thâu vào đúng vài ba lần như ảnh minh hoạ (A) trên là đã có thể chỉnh phao theo ý muốn, một cách hoàn hảo. Có người, và có khi phải liệng ra thâu vào hàng chục lần cũng chưa tìm ra "đáp số", do bởi địa hình đáy nước có khi không đồng thể (triền dốc, lồi lõm, rong tảo, bùn sình...) cộng thêm liệng "trúng đích" với một cự ly nhất định vào một "khoảnh" đất có diện tích trên dưới 1/2 mét vuông là việc không phải ai cũng làm được.

 

Còn trong trường hợp có gió thì sao ? Nếu thường đi câu, ngay cả chỉ câu tay, mọi người đều biết : gió có thể đẩy dây câu nổi trên mặt nước đi tứ phía, theo hướng gió thổi. Và việc này sẽ làm lệch lạc khá nhiều thao tác chỉnh phao của bạn, nếu không nói là khó. Và hình như chỉ có duy nhất một biện pháp để hoá giải : sau khi liệng, dìm đầu cần câu ngay vào trong nước, quay 2>3 vòng tay quay để thu ngắn đi một chút đoạn dây đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bạn sẽ thấy đầu đường câu sẽ bị vùi ngay vào trong nước, nhưng đừng quên phải mở ngay vòng "pick-up" quấn cước sau đó, để dây có thể thoát được dễ dàng.

 

BBT : ở bước này, nếu dùng cước nylon có pha carbon (loại cước chìm), đặc biệt dùng trong phương pháp câu "waggler" thì thao tác dìm dây sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. (Cần lưu ý: đây không phải là loại cước flouorocarbon dùng làm thẻo câu).

 

Chỉnh phao ở vùng nước chảy :

 

Khi chỉnh phao ở những vùng nước động (sông ngòi, kênh đào có lưu lượng lớn...), kiểu và trọng lượng của viên chì dò là điều cần quan tâm trước nhất. Ở đây, loại chì dò kiểu "hàm ếch", hay bất cứ kiểu chì nào khác có trọng lượng nhẹ hay quá nhẹ đều không thể sử dụng. Bạn đừng ngần ngại dùng những viên chì có trọng lượng "nặng" có khi đến hơn chục gam, ví dụ như kiểu chì hình chóp nón (hình trái). Đế loại chì này luôn được dán thêm một lớp li-e hay mút dầy để móc mũi lưỡi câu vào đó, tránh bị sút khi ném liệng hay do nước đẩy.

 

Đặc biệt thao tác đo đạt chiều sâu của dòng chảy hoàn toàn khác biệt với cách thăm dò mực nước ao, hồ... như vừa trình bày ở phần trên. Ở vùng nước chảy, khi liệng phao và chì, người ta không vung cần như thể liệng mồi câu mà lại áp dụng phương pháp liệng chì dưới đọt cần bằng cách đong đưa viên chì như quả lắc của một chiếc đồng hồ cổ treo tường vậy. Điểm kế tiếp, vị trí của viên chì khi chạm nước luôn nằm về phía hạ nguồn của dòng chảy so với phao, tức vị trí của phao khi chạm nước sẽ thẳng góc với bờ nước nơi mà bạn đang đứng.

 

Sau khi viên chì dò đã chạm nước, lập tức tôi chận ngay cước đang thoát bằng ngón tay đang đặt trên ổ cước, tiếp đến, chờ phao và chì trôi đến vùng nước sẽ buông câu, tôi sẽ thả tay chận cước để chì chìm ngay xuống đáy. Sau đó, là thao tác di dời phao cao hay thấp hơn để tìm đúng độ sâu của dòng chảy cũng được thực hiện như đã nói ở phần trên. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng khi thực hành bạn phải rất kiên nhẫn để quen dần, đồng thời sẽ có thêm ít nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, do sức đẩy của dòng nước, thường, vị trí mà bạn sẽ buông câu có thể cách xa chỗ mà bạn đang ngồi có hơn chục mét, và điều này là trở ngại lớn để quan sát các vị thế của phao khi thực hiện thao tác thăm dò đáy nước, nhất là lúc "ngược nắng", bạn sẽ không thể nào phân được sắc màu của đọt ăng ten với ánh sáng lấp loé của sóng nước.

 

Hình minh hoạ (B) dưới đây trình bày một "thủ thuật" với cách dùng một cục xốp trắng để dễ nhận thấy khi chỉnh phao ở vùng nước chảy.

 

** Lưu ý : trong thao tác thăm dò độ sâu của dòng chảy, tốt nhất là bạn nên đứng để thực hiện, vì đứng càng cao thì càng dễ... thấy. Hầu như khi câu sông, 9/10 lần, tôi luôn sử dụng chiếc ghế câu để "làm" cho mình cao hơn thêm vài chục cm nữa. Nhưng, nhớ kê đặt ghế cho vững nhé, không thì bạn sẽ có cơ hội tắm sông bất đắc dĩ đó !

 

Đặc điểm của cần waggler truyền thống : Thường gồm 3 đoạn, dài trong khoảng từ 3,60 > 4,20M. Có rất nhiều khoen dẫn cước được bố trí dọc theo thân cần (số lượng từ 13 > 17 khoen). Chân khoen rất cao nhưng cái lớn nhất có đường kính "trong" chỉ vào khoảng +1cm.

Share :

Bình luận

  • avatar

    pitlerb
    Below is a picture of how the glute can be divided into four areas cialis generic buy Duration of response and duration of clinical benefit were summarized for each treatment group using the Kaplan Meier method, with no formal statistical comparisons performed
  • avatar

    jittylatt
    acheter cialis a montreal https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Xinkqk Lxuado Cheap Cod Only Macrobid Medicine Miami buy cialis online in usa Bjvwkk levitra medicament https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Il Viagra Napoletano Snbibs

Viết bình luận của bạn